Mông Cổ là nơi sinh sống của người dân du mục, là đất nước của nhiều tộc người. Cũng như các dân tộc khác, thông qua âm nhạc giúp người dân Mông Cổ thể hiện được nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt của họ. Các bạn có thắc mắc nền âm nhạc của những người dân du mục gắn liền với thảo nguyên, sa mạc, có gì khác biệt với những quốc gia khác như nào không? Hãy để mình giúp bạn có một chuyến du lịch Mông Cổ trọn vẹn và qua đó tìm hiểu được nhạc cụ truyền thống đặc trưng nơi đây.
Khuuchir
Khuuchir là một loại nhạc cụ dây, được người Trung Quốc gọi là “Nhạc cụ Mông Cổ”, còn Việt Nam ta gọi với tên là đàn nhị, đàn líu. Trước đây, người dân Mông Cổ làm đàn này bằng da rắn và đuôi ngựa. Khuuchir có một chiếc hộp nhỏ hình trụ, hình vuông làm bằng tre, gỗ hoặc đồng được phủ lên bằng lớp da rắn và mỡ phía dưới. Cần đàn gắn với hộp cộng hưởng , có 4 dây tơ mỏng, trong đó dây đầu tiên và thứ ba được hợp âm cùng, dây thứ hai và thứ tư được điều chỉnh trên quãng thứ 5. Cung đàn được làm từ đuôi ngựa. Cuộc sống của người dân du mục nơi đây gắn liền với muôn thú nên nền âm nhạc Mông Cổ cũng được tạo ra từ những thứ gần gũi với họ.
Yoochin
Yoochin hay còn có tên gọi khác là đàn tam thập lục hộp – đàn Xibalum với 13 dây đôi. Các dây được đánh với 2 thanh gỗ và nó có một thùng đàn bằng gỗ màu đen được trang trí khá lộng lẫy. Tuy nhiên loại nhạc cụ này thường phổ biến với những người dân khu vực thành phố hơn.
Bishguur
Đây là một loại nhạc cụ hơi trong nền âm nhạc Mông Cổ, nó còn có tên gọi khác là “kèn vỏ”. Loại kèn này làm bằng kim loại và được người dân trang trí rất đa dạng.
Shudraga / Shanz
Đàn Shudraga hay còn được gọi là Shanz, loại đàn này có thân gỗ hình bầu dục, cần dài, được phủ da rắn trên cả 2 mặt và miếng gảy được làm bằng sừng. Cần đàn được cố định bằng 3 dây, các tông không tạo nên tiếng lớn nên từng nốt nhạc phải được đánh nhiều lần.
Yatga
Hay còn gọi là Yatuga, cũng là một loại đàn tam thập lục, nhưng đặc biệt hơn là tam thập lục nửa ống với ngựa đàn di chuyển. Loại đàn này là một khối hộp, bề mặt lồi và uốn cong về phía cuối, các dây đàn được gảy tạo nên âm thanh khá mềm mại. Yatga chủ yếu được sử dụng tại tòa án hay trong các tu viện, nhạc cụ này được coi là bất khả xâm phạm, có nhiều ràng buộc và hay được chơi trong nghi lễ. Mục đồng bị cấm chơi đàn tam thập lục 12 dây, nhưng họ được phép chơi 10 dây. Đối với nhạc cụ truyền thống ở Mông Cổ có 3 loại đàn tam thập lục, loại đàn này được phân biệt với nhau bằng hộp cộng hưởng hoặc thân đàn rỗng mà âm thanh được khuếch đại.
Lavai
Là nhạc cụ được người dân Mông Cổ xem là bùa may mắn. Lavai có vỏ trằng với vòng xoắn đầu từ trái sang phải. Để có thể thổi được nó, họ thiết kế một miệng làm từ đồng thau. Nó được xem là biểu tượng may mắn vì theo truyền thuyết Lama, nhạc vụ này được tạo ra cho Long Vương như một món quà.
Morin Khuur
Là loại nhạc cụ 2 dây điển hình ở Mông Cổ, tiêu biểu cho văn hóa du mục của người Mông Cổ. Thân và cần đàn được chạm khắc độc đáo, đầu đàn được khắc thành đầu ngựa. Dây đàn được làm bằng gân hươu hoặc gân cừu núi sấy khô. Cây cung chơi với đàn được làm từ liễu và dây làm bằng đuôi ngựa được phủ một lớp nhựa thông hoặc gỗ tuyết tùng. Nhạc cụ này được chơi trong lễ kỷ niệm, lễ hội và làm giai điệu cho các bài hát múa. Âm thanh của loại nhạc cụ như vilion hoặc cello tạo nên vẻ yên bình như chính Mông Cổ vậy.
Damar
Là một loại trống nhỏ được làm bằng gỗ, bên ngoài được bọc bằng da, được sử dụng trong các tu viện. Ở giữa trống Damar có cuộn dây làm từ lụa và hai nút gắn liền với dây. Khi di chuyển qua lại, 2 nút này sẽ nhấn trên da kéo dài của trống.
Limbe
Nhạc cụ này nhìn gần giống như sáo, dùng để đệm hoặc thay cho cho nhạc cụ độc tấu. Ngày xưa chất liệu để làm ra Limbe là tre hoặc gỗ, nhưng ngày nay chủ yếu được làm từ nhựa. Chiều dài của nó xấp xỉ 64cm với 9 lỗ. Khi âm thanh của Limbe phát lên, nó sẽ thể hiện được âm thanh của môi trường tự nhiên mà bạn thường được nghe, những âm thanh gần gũi sẽ mang lại cho bạn một sự trải nghiệm khá thú vị.
Hel Khuur
Là một đàn hạc của người Do Thái. Trước đây nó được làm bằng gỗ hoặc tre, ngày nay được người Do Thái làm bằng đồng thau hoặc thép. Người chơi sẽ đặt phần dài của nhạc cụ gần miệng, chạm với răng cửa của mình, thay đổi hình dạng của khoang miệng sẽ giúp thay đổi độ cao của âm thanh khi phát ra.
Trên đây là một số nhạc cụ đặc trưng của Mông Cổ. Nếu bạn có một chuyến du lịch đến đất nước Mông Cổ này, ngoài tìm hiểu những cảnh sắc nơi đây, bạn hãy thử khám phá văn hóa du mục của người dân Mông Cổ thông qua nền âm nhạc trên sa mạc đầy nắng gió này. Khi bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về tour du lịch Mông Cổ hãy ghé thăm Công ty du lịch tầm nhìn Việt để hiểu hơn cuộc sống của người Mông Cổ cũng như thưởng thức được những loại nhạc cụ truyền thống nơi đây.